Cái chết và di sản Tưởng_Kinh_Quốc

Tưởng qua đời vì trụy timxuất huyết tại Đài Bắc ở tuổi 78. Cũng như cha mình, ông được quàn tạm tại trấn Đại Khê, huyện Đào Viên, nhưng một lăng mộ riêng được xây dựng tại Đầu Liêu, cách nơi chôn cất cha ông một dặm. Tưởng gia hi vọng chôn cất cả hai người tại Phụng Hóa một khi khôi phục được đại lục. Nhà soạn nhạc Hoàng Hữu Đệ (黃友棣) viết bài hát tưởng niệm Tưởng Kinh Quốc năm 1988. Tháng 1 năm 2004, Tưởng Phương Lương yêu cầu chôn cất 2 cha con tại Nghĩa trang quân đội Ngũ Chỉ Sơn, Tịch Chỉ, huyện Đài Bắc (nay là thành phố Tân Bắc). Một tang lễ cấp nhà nước được dự định tổ chức vào mùa xuân năm 2005, nhưng bị trì hoãn đến mùa đông cùng năm. Tang lễ bị trì hoãn vô thời hạn sau cái chết của con dâu cả của Tưởng Kinh Quốc, vốn tạm đứng đầu gia tộc họ Tưởng sau cái chết của Tưởng Phương Lương vào năm 2004. Tưởng Phương LươngTống Mỹ Linh đã đồng ý vào năm 1997 rằng Tưởng cha sẽ được chôn cất trước, nhưng về sau vẫn sẽ cải táng về đại lục.

Không giống cha mình là Tưởng Giới Thạch, Tưởng Kinh Quốc có tiếng tăm tốt với dân bản địa cho đến ngày nay. Quốc dân đảng thường khơi dậy những ký ức và hình ảnh của ông cho những chiến dịch tranh cử, vì người kế nhiệm Tưởng trên chức Tổng thống và Chủ tịch Quốc dân đảngLý Đăng Huy ủng hộ chủ thuyết Đài Loan của người Đài Loan. Tuy nhiên, chính Tưởng Kinh Quốc cũng công nhận rằng ông đã trở thành "người Đài Loan" sau khi rời khỏi đại lục năm 1949.

Trong phong trào Đảng ngoại và về sau là Liên minh Toàn Lam, những ý kiến về Tưởng Kinh Quốc rất trái ngược nhau. Trong khi những người ủng hộ tự do chính trị công nhận những nỗ lực chấm dứt chế độ độc tài của ông, họ cũng chỉ ra rằng Đài Loan vẫn duy trì chế độ độc tài trong suốt những năm đầu, và chỉ bắt đầu dân chủ hóa trong những năm cuối nhiệm kỳ của ông. Tuy nhiên, trong Liên minh Toàn Lục, những nỗ lực và sự cởi mở kinh tế của ông được công nhận.

Dưới thời Tổng thống Trần Thủy Biển, hình ảnh của Tưởng Kinh Quốc và cha ông dần biến mất khỏi các tòa nhà công cộng. AIDC, công ty phòng không Trung Hoa Dân Quốc, đặt tên cho chiếc AIDC F-CK Indigenous Defense Fighter là Kinh Quốc để tưởng nhớ ông.

Tất cả những người con của ông đều du học nước ngoài, 2 trong số họ kết hôn tại Hoa Kỳ. Chỉ có hai người con còn sống: John Chiang (Tưởng Hiếu Nghiêm) là một chính trị gia Quốc dân đảng quan trọng, và Tưởng Hiếu Chương cùng con cháu đang sống tại Mỹ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tưởng_Kinh_Quốc http://www.smh.com.au/news/world/a-swans-little-bo... http://books.google.ca/books?id=_5R2fnVZXiwC&pg=PA... http://books.google.com/books?id=4ZpVntUTZfkC&pg=P... http://books.google.com/books?id=AW9yrtekFRkC&pg=P... http://books.google.com/books?id=DNqasVI-gWMC http://books.google.com/books?id=FRY0v7AH2ngC&pg=P... http://books.google.com/books?id=YkREps9oGR4C&dq=s... http://books.google.com/books?id=YkREps9oGR4C&pg=P... http://books.google.com/books?id=YkREps9oGR4C&pg=P... http://books.google.com/books?id=YoB35f6HD9gC&pg=P...